Ngay từ ấu thơ ca dao đã gắn với
cuộc đời của mỗi chúng ta. Những lời hát điệu ru lớn dần theo năm
tháng. Ca dao - tiếng nói trữ tình dân gian trở thành một phần không
thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Giống như tất cả các
thể loại của văn học ca dao cũng hướng đến đối tượng trung tâm là con
người khám phá phát hiện những vẻ đẹp trong cuộc sống con người. Với
người bình dân tình và nghĩa luôn quyện chặt làm nên đời sống tinh
thần phong phú và sâu sắc.
Những bài viết trên mạng ngoisaoblog.vn luôn trong tình trạng phấp phỏng vì những sự cố chuyển server hay sập mạng (bản thân tôi từng là nạn nhân sự cố sập mạng không có backup của trang này!). Vì vậy mượn trang vnweblogs.com đưa về những bài giảng bài viết cũ! Cảm nhận truyền thuyết "Mị Châu - Trọng Thủy"
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu (Tố Hữu) Truyền thuyết Mị Châu - Trọng Thủy
là một trong những câu chuyện có sức hấp dẫn được lưu truyền trong dân
gian về buổi đầu của lịch sử dân tộc - một câu chuyện vừa mang nét hiện
thực vừa mang nét huyền thoại thời Âu Lạc. Hơn thế nữa đây cũng là
tác phẩm mang dấu ấn bi kịch sớm nhất trong văn chương dân tộc. Giếng
Mị Châu ở Đông Anh còn đó bên cạnh bài học về việc cần đề cao cảnh
giác với kẻ thù tấm oan tình còn để lại những bài học mang giá trị
nhân văn sâu sắc.
Hô hô! Làm văn nghị luận xã hội khó thay! Giải quyết một cái đề toát mồ hôi theo khuôn mẫu gợi ý thì dễ nhưng chả lẽ học trò cho đến thầy cứ phải đóng khung gò bó như thế lại thành sáo ư? Thôi thì làm văn thoát ra khỏi khuôn mẫu thử xem! Coi có khá hơn không? Vẫn là đề cũ: Bình luận câu tục ngữ "Chết trong hơn sống đục" Bài viết: Nhân đọc một đề làm văn trong sách giáo khoa lớp 12 yêu cầu bình luận câu tục ngữ "Chết trong hơn sống đục" người viết bài này thử lạm bàn vài điều rút tỉa từ những gì tai nghe mắt thấy và cách hiểu của riêng mình! "Chết trong hơn sống đục" giá trị của câu tục ngữ này có lẽ không cần phải bàn cãi và chúng ta cũng có thể lấy hàng trăm ví dụ có sẵn trong sử sách trong đời sống để minh chứng hùng hồn cho một lẽ sống của cha ông. Thế nhưng câu tục ngữ ấy đến nay có còn được con cháu ghi tâm khắc cốt hay đã xao nhãng thậm chí mỉa mai?
Từ góc độ lý thuyết ai cũng có thể tự cho mình thấm nhuần lời răn dạy của cha ông nhưng có mấy ai trong chúng ta đã sống đúng theo lẽ sống tốt đẹp đó. Trên các mặt báo hàng ngày có thể đọc thấy vô số những tin tức phơi bày mặt trái trong lối sống nhân cách của không ít ông bà tai to mặt lớn có chức có quyền nhưng đàng sau quyền lực và danh lợi là mặt trái được che đậy bưng bít. Ắt hẳn chúng ta còn nhớ những vụ tham ô chấn động dư luận lôi ra ánh sáng pháp luật hàng loạt những quan chức tham nhũng như vụ PMU18 là một điển hình. Nhưng một thời gian sau dư luận lại ngỡ ngàng vì những người từng là người hùng trên mặt trận chống tiêu cực tham nhũng lại bị đưa ra tòa: một vị tướng hai nhà báo và một số người cung cấp thông tin. Kết quả là sau khi ông thứ trưởng nọ được thoát vòng lao lý lại có những người bị một cái án đủ để giã từ sự nghiệp cầm bút. Vậy ở đây ai trong ai đục? Riêng tôi vẫn tin tưởng rằng dù có sai lầm về nghiệp vụ thì những nhà báo như anh Hải anh Chiến đã dám sống theo tinh thần cha ông đã dạy "Chết trong hơn sống đục". Lại thêm một dẫn chứng thực tế liên quan đến một vụ việc nổi đình đám trong cả nước: Ban chấp hành Hội Văn học tỉnh nọ khai trừ một nhà văn từng đạt nhiều giải thưởng danh giá của Trung ương vì nhà văn ấy đã dám đăng báo thắc mắc về số tiền hỗ trợ sáng tác mà lãnh đạo Hội đã giải trình không minh bạch. Tỉnh ủy vào cuộc giải quyết đưa ông Chủ tịch Hội về vị trí một nhân viên của Ban Tuyên giáo. Vậy là ông Chủ tịch Hội nọ làm ầm lên cho rằng mình bị vu cáo quyết không rời ghế để nhường lại vị trí cho một ông do Tỉnh ủy giới thiệu thay thế cho đàn em đi ra tận các địa phương khác tuyên truyền nói xấu lãnh đạo tỉnh cho rằng mình là người tài xứng đáng ở lại giữ ghế Chủ tịch nhiệm kỳ sau rồi viết đơn mượn danh nghĩa tập thể bảo vệ quyết định khai trừ sai trái của mình. Hỡi ôi! Một nhà văn - người kỹ sư tâm hồn gieo hạt giống nhân văn cho đời mà lại sống như thế hỏi là đã thật sự trong sạch chưa hay chỉ gieo thêm tiếng xấu? Còn nhà văn bị khai trừ vì những lá đơnđòi công bằng kia tôi nghĩ anh đã thật sự thấu hiểu chân lý chaông truyền dạy: "Thà chết trong hơn sống đục" không nhắm mắt làm ngơ những biểu hiện lộng quyền coi thường tổ chức dám đấu tranh đến cùng cho lẽ phải! Hai câu chuyện để thấy rằng: xác định thế nào là trong là đục trong xã hội ngày nay quả là vấnđề vô cùng khó khăn! Tuy nhiên tự chúng ta kiểm lại lương tâm của mình biết tự tu dưỡng điều chỉnh hành vi sống có bản lĩnh có trách nhiệm với cuộc đời chung và với chính mình thiết tưởng cũng là làm theo tinh thần cha ông thà "chết trong hơn sống đục". Bởi vậy tôi tin rằng câu tục ngữ của cha ông vẫn còn nguyên giá trị cảnh tỉnh cho mỗi chúng ta hôm nay!
Vài lời nghịch ngợm: Hàng ngày ông thầy mặt mày sắt đá lên lớp cầm phấn ra lệnh lạnh lùng: cả lớp kiểm tra 15 phút. học trò len lét lấy giấy ra dồn sức đầu tư viết bài theo đề thầy ra. Chợt nghĩ: làm thầy đôi khi có ép học trò quá đáng chăng? Mình thử ép mình 15 phút coi có viết bằng trò hay không? Nhân tiện luyện lại xem tư duy mình còn bén như thuở lừng lẫy học sinh giỏi đứng đầu cả nước hay không? Hay là cùng năm tháng thì độ chai độ mòn độ trơ đã làm hỏng mất mình rồi. Nào thì bắt đầu canh đồng hồ: 15 phút cho 1 bài làm trên vi tính nhé! Đề: Bình luận câu tục ngữ: "Chết trong hơn sống đục" Bài làm: Câu tục ngữ "Chết trong hơn sống đục" từ lâu đã thành lẽ sống gắn liền với phẩm chất dân tộc Việt Nam. Cho đến nay khi xã hội đã có nhiều thay đổi có` những giá trị cũ đảo lộn thì câu tục ngữ ấy vẫn luôn luôn đúng!
Trước hết câu tục ngữ này hướng chúng ta đến một cách sống biếttự trọng của con người có nhân cách qua lối so sánh nhằm khẳng định một sự lựa chọn dứt khoát. "Chết trong" là dám chấp nhận đánh đổi cả mạng sống của mình để giữ lòng thiện không thay đổi chí hướng trọng danh dự hơn mạng sống của bản thân. Còn "sống đục" là cách sống của loại người tiểu nhân bỉ ổi sẵn sàng bán rẻ danh dự lương tâm để cầu mong vơ vét chút lợi lộc cho riêng mình. Quan niệm từ câu tục ngữ này có sự gặp gỡ với tinh thần: "Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục" của hạng người quân tử trong xã hội ngày xưa. Thực chất từ lối so sánh này ta có thể nhận ra mối quan hệ giữa danh - lợi tinh thần - vật chất có ý nghĩa to lớn quan hệ đến sự sống - cái chết của con người. Thực tế trong lịch sử dân tộc cũng như trong các mối quan hệ của đời sống chúng ta đã chứng kiến nhiều tấm gương sáng đã sống đúng theo tinh thần của cha ông đúc kết ngàn đời nay. Trần Bình Trọng "thà làm ma nước Nam hơn làm vương đất Bắc" đã sẵn sàng chấp nhận cái chết quyết không quỳ gối đầu hàng tướng giặc Thoát Hoan bao anh hùng nghĩa sĩ hy sinh được Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" cũng sống đúng tinh thần "Thà chết mà đặng câu địch khái về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu tiếng đầu Tây ở với man di rất khổ". Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã có bao chiến sĩ kiên cường nêu gương hy sinh anh dũng vượt qua sự cám dỗ vật chất của kẻ thù một lòng kiên trung với cách mạng. Và lịch sử cũng ghi lại và phỉ nhổ bọn người bán nước cầu vinh như Trần Ích Tắc Lê Chiêu Thống. Trong xã hội hiện đại dường như tìm một tấm gương sáng theo tinh thần "Chết trong hơn sống đục" khó hơn nhiều bởi lẽ xung quanh có bao nhiêu sự quyến rũ của bả vinh hoa. Có những người kiên cường trong chiến đấu nhưng lại gục ngã giữa đời thường chỉ vì ham bổng lộc quyền chức sẵn sàng hại người thủ đoạn man trá để vơ vét cho đầy túi tham. Các hiện tượng tham nhũng hối lộ tham ô cũng như sự thoái hóa đạo đức trong đội ngũ công bộc của dân khiến cho những ai có lương tri đều cảm thấy nhức nhối. Tuy nhiên vẫn có những người dũng cảm dám đứng lên trực diện đấu tranh với kẻ xấu cái ác sẵn sàng chấp nhận trù dập để cho công lý thắng lợi họ có thể là những con người bình thường vô danh nhưng đáng để chúng ta nể phục. Thực tế ấy chứng minh: chỉ có những người biết trọng danh dự xem danh dự như lẽ sống của mình thì dù thành bại cũng đáng được nể trọng còn những kẻ coi lợi lớn hơn danh bán rẻ lương tâm nhắm mắt làm điều sai trái bao giờ cũng bị lên án. Muốn sống đúng theo lẽ sống tốt đẹp này chúng ta cũng cần tự nhìn nhận lại bản thân điều chỉnh tu dưỡng chính mình biết nhìn thẳng vào những sai lầm và rèn luyện bản lĩnh đấu tranh loại trừ cái xấu không nể nang bao che không a dua nịnh hót không để bị cuốn vào vòng xoáy của lợi danh tham quyền cố vị... Có như vậy mỗi chúng ta mới thật sự trưởng thành chiến thắng bản thân để hoàn thiện nhân cách. Câu tục ngữ "Chết trong hơn sống đục" là lời cảnh tỉnh cho mỗi người chúng ta là truyền thống tốt đẹp mà mỗi người cần trân trọng gìn giữ và phát huy. ----- Tự nhận xét: Bài viết ăn gian hơn thời gian quy định 10 phút. Nội dung sáo rỗng chung chung chưa thể hiện suy nghĩ sâu sắc của bản thân còn né tránh chưa dám đề cập những vấn đề thời sự nóng hổi trong xã hội hiện nay. Chấm điểm: Tùy ý các cụ vào xem! Có sao chịu vậy! Hehe!
Cả tuần nay đang đầu tư cho việc soạn những đề Nghị luận xã hội cho học sinh mới cảm thấy hết áp lực khi làm văn nghị luận xã hội. Trong sách có định hướng ba dạng chính là Nghị luận về tư tưởng đạo lý Nghị luận về hiện tượng đời sống và Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. Xem ra dạng thứ ba thì may ra học sinh có thể làm tương đối suôn sẻ còn lại thì quả thật là nan giải. Bởi lẽ các vấn đề được gợi ý thì có sự chồng chéo với bộ môn giáo dục công dân. Điều khó nữa là thầy giáo dù là người có hiểu biết xã hội rộng hơn học sinh cũng còn cảm thấy khó khăn khiđặt bút viết về những vấn đề của Nghị luận xã hộiđể khỏi bị rập khuôn xơ cứng huống chi học sinh dễ bị gò vào khuôn sẵn có của sách vở mà thiếu kiến thức thực tế! Định hướng cho một bài làm Nghị luận xã hội quả thật là vấn đề nan giải rồi sẽ có lúc chúng ta lại phảiđối mặt với một loạt văn mẫu trong bài làm của học sinh. Có lẽ khi soạn đáp án trong các kỳ thi Bộ cũng phải hết sức linh hoạt và chấp nhận những suy nghĩ lập luận không theo khuôn mẫu miễn làm sao đánh giá được học sinh ở năng lực tư duy và phản biện cũng như lập luận. Ngay cả tờ Văn học và học văn đã tổ chức cuộc thi soạn đề và viết bài Nghị luận xã hội mà chưa tìm thấy bài nào để làm chuẩn mực cả! Khó thay! NHÂN ĐÂY CẬP NHẬT KẾT QUẢ TRẮC NGHIỆM MÔN VĂN Học sinh không thích học Văn là vì...
Nghĩ về những gì xảy ra ở Bình Định
sau Quyết định khai trừ hội viên số 94 của Hội VHNT Bình Định với hội viên Lê
Hoài Lương.
Nhìn lại vụ việc xảy ra sau cuộc
họp BCH Hội VHNT (8 người) dưới sự chủ
trì của Chủ tịch Nguyễn Thanh Mừng dẫn đến kết quả khai trừ hội viên Lê Hoài Lương
theo Quyết định 94 ngày 13.7.2009 do UV Thường trực Nguyễn Quốc Hùng ký đối
chiếu với các văn bản về công tác văn hoá nghệ thuật người viết bài này chợt
nhận ra tính chất đặc biệt lạ lùng không tiền khoáng hậu của hội nhà. Những thông
tin đưa lên cung cấp vụ việc gây nóng các trang mạng có nhiều luồng dư luận khác
nhau gay gắt cực đoan nhưng có thể thấy
sự việc này đã làm rúng động văn nghệ sĩ trong cả nước.
Cho
đến thời điểm này Hội VHNT Bình Định mới chỉ có một Thông báo số 93 gửi cho toàn
thể hội viên và Quyết định số 94 gửi cho riêng ông Lê Hoài Lương. Một điều kỳ lạ
là cả hai văn bản chỉ nêu lý do khai trừ một cách hết sức chung chung mà không
hề có một lời giải thích rành mạch đến hội viên: "vì mắc phải những khuyết
điểm nghiêm trọng trong quá trình công tác". Chính vì nhiều điểm bất thường mà cuộc họp BCH Chi hội Văn học đã tiến
hành và chính thức đề nghị triệu tập họp chi hội để có thể có những phân tích đả
thông từ phía lãnh đạo Hội cũng như có dịp để hội viên Lê Hoài Lương được phát
biểu ý kiến phê và tự phê. Tiếc thay Ban Thường vụ Hội đã không cho phép tiến
hành cuộc họp này khiến cho hội viên mất quyền thông tin và có ý kiến phản hồi.
Xét theo Điều lệ Hội (2002 - 2007) thì việc làm này hoàn toàn thiếu minh bạch.
Toàn bộ thông tin xung quanh vụ việc này từ hai phía chủ yếu thông qua các
trang mạng xã hội blog cá nhân cũng như website của một số nhà văn ý kiến
mang tính chất cá nhân của các nhân vật có liên quan và bài phản ánh trên một số
báo như Gia đình & Xã hội Tiền Phong...chưa rõ đúng sai phải trái! Nhưng có
thể thấy việc khai trừ này đã thật sự làm nóng bầu không khí văn nghệ có nguy
cơ không thể kiểm soát nổi.
Xem xéttừ góc độ công tác lãnh đạo quản lý văn học
nghệ thuật trong công cuộc đổi mới trên quan điểm của Đảng được nêu trong Những
nội dung cơ bản của Chỉ thị 61-CT/TW của Ban Bí thư năm 1990 nội dung "NHỮNG
NHẬN THỨC CẦN THIẾT VỀ CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ CỦA VĂN HỌC NGHỆ THUẬT"
tôi xin bàn thêm một vài khía cạnh từ vụ việc này:
Ảnh: Lệ Bình Quan (góc trái ngoài cùng) trong buổi trình làng Bát tú Thơ trẻ (nguồn: trannhuong.com) Thơ trẻ 360o đã trình làng hoành tráng và được khen ngợi! Các gương mặt trẻ đã thật sự chiếm được cảm tình của độc giả khó tính bằng nội lực của mình mà không cần phải cao giọng phách lối hay uốn éo cảm xúc. Không dự nhưng tin là ai đọc thơ của các bạn đều cùng chung cảm giác như vậy! Ảnh: Lệ Bình Quan đọc thơ tại Văn Miếu dịp Tết con Trâu (nguồn: báo Đất Việt) Vui vì trong số 8 gương mặt thơ trẻ ấy có Lệ Bình Quan - chú em tài hoa và yêu văn chương! Lặng lẽ thế mà đã làm được khối việc từ sau khi tốt nghiệp thạc sĩ văn chương! Nào là admin của trang vietvan.vn của trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Mừng công việc chú đã ổn định với tư cách cán bộ trẻ của khoa Sáng tác Lý luận phê bình của trường để thực hiện giấc mơ văn chương và nhất là có thể đem lại những điều mới mẻ cho thi ca văn học. Trường giang sóng sau đè sóng trước...thật đáng tự hào! Mong sao Lệ Bình Quan sẽ tiến xa trên con đường làm thơ viết phê bình của mình!
Bài thơ này đã từng đi suốt thời tuổi trẻ của tôi! Đọc và đã từng nhiều lần lại nhớ về!
"I Would I Were a Careless Child"
I would I were a careless child Still dwelling in my Highland cave Or roaming through the dusky wild Or bounding o er the dark blue wave; The cumbrous pomp of Saxon pride Accords not with the freeborn soul Which loves the mountain s craggy side And seeks the rocks where billows roll.
Fortune! Take back these cultur d lands Take back this name of splendid sound! I hate the touch of servile hands I hate the slaves that cringe around: Place me among the rocks I love Which sound to Ocean s wildest roar; I ask but this - again to rove Through scenes my youth hath known before.
Few are my years and yet I feel The World was ne er design d for me: Ah! Why do dark ning shades conceal The hour when man must cease to be? A visionary scene of bliss: Truth - wherefore did thy hated beam Awake me to a world like this?
I lov d - but those I lov d are gone; Had friends - my early friends are fled: How cheerless feels the heart alone When all its former hopes are dead! Though gay companions o er the bowl Dispel awhile the sense of ill; Though Pleasure stirs the maddening soul The heart - the heart - is lonely still.
How dull! to hear the voice of those Whom Rank of Chance whom Wealth or Power Have made though neither friends nor foes Associates of the festive hour. Give me again a faithful few In years and feelings still the same And I will fly the midnight crew Where boist rous Joy is but a name.
And Woman lovely Woman! thou My hope my comforter my all! How cold must be my bosom now When e en thy smiles begin to pall! Without a sigh would I resign This busy scene of splendid Woe To make that calm contentment mine Which Virtue knows or seems to know.
Fain would I fly the haunts of men - I seek to shun not hate mankind; My breast requires the sullen glen Whose gloom may suit a darken d mind. Oh! that to me the wings were given Which bear the turtle to her nest! Then would I cleave the vault of Heaven To flee away and be at rest. GEORGE GORDON BYRON
Bài viết đã lâu tình cờ vào mạng thấy được tuyển chọn vào trang http://www.binhchonthohay.com do tác giả Trần Đình Thu chủ biên kéo về blog này khoe với bà con. CON NGƯỜI LÃNG MẠN TRONG TỐNG BIỆT HÀNH
Tác giả: Trần Hà Nam
Không
gian bi tráng. Ly biệt sầu thương. Nỗi buồn thăm thẳm cứ lấn át dần
hùng tâm tráng chí người đi bằng cảm giác mất mát đổ vỡ hụt hẫng dâng
đầy trong những dòng thơ của Tống biệt hành.
Tống
biệt hành không nằm trong không khí của những cuộc ra đi của Tây Tiến
Đất Nước của giai đoạn kháng chiến chống Pháp nên tư cách tráng sĩ của
ly khách hiện ra trong bài thơ thuần túy chỉ là hình ảnh con người lãng
mạn cá nhân mà thôi. Dẫu rằng trong thực tế người bạn của Thâm Tâm có
thể lên chiến khu nhưng từ nguyên mẫu đến nhân vật trữ tình trong thơ
thường vẫn có khoảng cách nhất định. Huống chi cách xây dựng hình ảnh
khắc họa tâm trạng nhân vật ở đây hoàn toàn thuộc về thủ pháp lãng mạn.
Có mượn thơ xưa cái không khí "đưa qua sông" cũng là để phân biệt với
người của thời hiện đại không đưa qua sông. Có mượn bóng chiều cũng để
nhấn mạnh ngoại cảnh không phải là tác nhân tạo nên nỗi buồn biệt ly
vì bóng chiều không thắm không vàng vọt không buồn không vui.. Những
từ đưa người ly khách người buồn người đi ... có thể nhận ra suốt
trục dọc của bài thơ và nhấn nhá nhiều lần như một điệp khúc buồn. Sự
thay đổi của thời đại và sự khác biệt trong tư tưởng đã làm nên hình
bóng con người hiệp sĩ nhưng kiểu người ấy khác hẳn Kinh Kha ngày xưa
ra đi diệt trừ bạo chúa. Bởi đọc kỹ những câu thơ Thâm Tâm ta không
biết được người ấy đi đâu muốn làm gì cụ thể. Tất cả chỉ là để thỏa
mãn khát khao :
Chí nhớn chưa về bàn tay không
Thì không bao giờ nói trở lại
Nhưng
vì một lý tưởng cá nhân để sẵn sàng đánh đổi tất cả dứt bỏ sợi dây
ràng buộc của tình mẫu tử chị em anh em bạn bè... có tàn nhẫn quá
chăng? Đứng về lý tác giả là người đồng tình cùng ly khách trong
những lời cảm khái. Nhưng nếu chỉ có vậy người ra đi sẽ có bộ dạng của
một kép hát trên sân khấu. Thâm Tâm đã nghiêng về mặt tình cảm hòa
nhập với tâm trạng người trong cuộc để diễn tả những khoảnh khắc của
chiều hôm trước sáng hôm nay và của cả buổi chiều hiện tại với nỗi
buồn đứt ruột cố nén trong lòng kẻ ra đi. Để biết rằng người ấy không
phải là kẻ một dửng dưng . Khổ kết nghẹn ngào như một lời trăng trối
gửi về mẹ chị em với những hình ảnh so sánh chiếc lá bay hạt bụi
hơi rượu say đầy những ám ảnh thân phận. Và đó cũng là cách cắt nghĩa
cho thái độ dửng dưng đến lạnh lùng trước đó.
Bốn năm sau khi viết Tống biệt hành Thâm Tâm đã viết Vọng nhân hành (1944) có những câu:
Sông Hồng chẳng phải xưa sông Dịch
Ta ghét hoài câu "nhất khứ hề..."
Có
lẽ phải bắt đầu từ tâm thế thời đại ấy chúng ta mới cắt nghĩa được
phần nào tứ thơ của Tống biệt hành. Vào những năm bốn mươi của thế kỷ
XX trên thi đàn lãng mạn Việt Nam Thâm Tâm Trần Huyền Trân Nguyễn
Bính có một hơi thơ giống nhau : "Nằm đây thép rỉ son mòn - Cái đi mất
mát cái còn lần khân" (Độc hành ca - Trần Huyền Trân); "Ta đi nhưng
biết về đâu chứ - Đã nổi phong yên lộng bốn trời - Thà cứ ở đây ngồi
giữa chợ - Uống say mà gọi thế nhân ơi" (Hành phương Nam - Nguyễn
Bính). Phải chăng khi cuộc sống thực trở nên bức bối ngột ngạt các
nhà thơ thời ấy khao khát một cuộc ra đi? Nhưng phần lớn những khúc
hành ca chỉ là một sự giải tỏa tâm trạng bức bối trong khi cuộc sống
thực của các nhà thơ cứ quẩn quanh trong khuôn đời chật hẹp. Tinh thần
ấy đã từng được nói lên rất rõ trong thơ Hàn Mặc Tử : "Đi đi đi mãi
nơi vô định - Tìm cái phi thường cái ước mơ"(Đời phiêu lãng). Nhân vật
người đi trong Tống biệt hành dù có gợi lại không khí cổ xưa dù cố
gắng gượng chống chọi tiếng thổn thức sâu thẳm từ tâm hồn bằng dáng vẻ
kiêu dũng bề ngoài cũng vẫn chỉ là sản phẩm thuần túy lãng mạn. Người
đọc thẩm thấu thêm chất "bâng khuâng khó hiểu của thời đại" (Hoài
Thanh Hoài Chân - Thi nhân Việt Nam) từ bài thơ của Thâm Tâm để trân
trọng những tấm lòng biết hướng về những điều cao cả như một sự phản
ứng lại xã hội tầm thường tù túng lúc bấy giờ. Vì vậy nỗi buồn của
người đi (cũng là tâm trạng của chính Thâm Tâm) rất đáng quý.
Trần Hà Nam
(Giáo viên trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Qui Nhơn Bình Định)